top of page

PHÂN BIỆT CỤM TỪ “NGUY CƠ” TRONG CÁC TÌNH HUỐNG SỨC KHỎE

Nguy cơ khi đã có các triệu chứng

Khi bạn đến gặp bác sĩ, và bác sĩ nói với bạn rằng “Cái này có nguy cơ là ung thư, chúng ta cần kiểm tra thêm.” Điều này nghĩa là gì?
Đó là khi bạn đang có một vấn đề bệnh lý, nó đã hiển thị thành các triệu chứng để bạn có khả năng cảm nhận được. Đó có thể là những khối cứng bạn sờ được trên người, hoặc cơn đau bất thường xuất hiện, hoặc là mệt mỏi, hoặc buồn nôn tiêu hóa kém, hoặc là chảy máu, hoặc là sụt cân…
Càng có nhiều triệu chứng điển hình, thì bác sĩ càng nhận thấy rõ ràng “nguy cơ” của bạn. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định một loạt các xét nghiệm, cận lâm sàng phù hợp để bắt bệnh chính xác và ra phác đồ điều trị.”

Nguy cơ khi chưa có bất kỳ triệu chứng

Nguy cơ khi chưa có triệu chứng là khi ta vẫn đang khỏe mạnh bình thường nhưng ta chủ động sàng lọc nguy cơ của bản thân, thông qua việc xét nghiệm gene di truyền kết hợp cùng tiền sử bệnh bản thân và gia đình. Việc đánh giá nguy cơ này cho chúng ta định hướng được “xu hướng” bệnh cá nhân chính mình trong tương lai.
Mỗi người sẽ có những vùng dễ bị tổn thương, và có những vùng được bảo vệ chặt chẽ, sức chống chịu tốt. Thông qua các gene đột biến liên quan đến từng cơ quan bộ phận, ta có thể hiểu rõ hơn mình nên tập trung phòng bệnh tại đâu, phòng như nào cho hiệu quả.
Quan trọng là, “nguy cơ” lúc này chưa phải là phán quyết có bệnh hay không bệnh, mà chúng ta vẫn đang trong tình trạng ổn định sức khỏe, và vẫn còn kịp thời gian để kiểm soát lại cơ thể mình, giúp gia tăng bình an, khỏe mạnh và sống lâu hơn.

Loại nguy cơ nào “có giá trị hơn”?

Lời phán “nguy cơ” từ miệng bác sĩ trong bệnh viện hoặc phòng khám khi ta đến khám bệnh sẽ mang tính nguy hiểm hơn, vì lúc đó đối diện sẽ là câu trả lời “mắc ung thư” hay “không phải ung thư”, và đa phần trường hợp nếu là ung thư thì sẽ ở giai đoạn trung bình hoặc đã tiến triển xa, phải điều trị khó khăn và tốn kém.
Đánh giá “nguy cơ” từ xét nghiệm gene di truyền thì sẽ không mang tính nguy hiểm nhưng mang “giá trị cảnh báo” là chính. Cảnh báo ta phải thay đổi lối sống, cảnh báo ta phải quan tâm sức khỏe của mình hơn, cảnh báo ta CẦN phải có chế độ tầm soát tăng cường, nhằm phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trước khi nó chuyển biến thành ung thư, cảnh báo ta cần xem xét tình trạng từ chưa nguy hiểm, trước khi nó chuyển thành nguy hiểm.
Vậy nên, cũng là “nguy cơ” nhưng trong mỗi bối cảnh nhận xét, sẽ có những “giá trị” khác nhau. Cấp độ nguy cơ và giai đoạn nguy cơ là hai khái niệm khác nhau. Hãy lựa chọn giai đoạn nguy cơ sớm khi chưa có triệu chứng, lúc này dù cấp độ nguy cơ được đánh giá cao thì ta vẫn còn rất nhiều hi vọng.

 
 
 

Comments


bottom of page