By Cecilia CB, 18/02/2022
Bất kỳ lĩnh vực nào trong ngành công nghiệp sức khoẻ, chúng ta đều có thể thấy liên tục ra đời các kỹ thuật mới nhằm chống lại bệnh tật, phát triển vaccine mới, các loại thuốc điều trị mới, và giúp con người có một cuộc sống khoẻ mạnh hơn.
Khoảng hơn 2 năm trước, rất nhiều công ty công nghệ đã tập trung ứng dụng chuyên môn của họ vào việc giải quyết các vấn đề gây ra bởi đại dịch toàn cầu. Cùng lúc đó, rất nhiều công ty chăm sóc sức khoẻ một cách truyền thống trước đây không cần thiết phải dựa vào các công ty công nghệ thì nay đã di chuyển sự chú ý đến kỹ thuật công nghệ và khả năng áp dụng nó nhằm thay đổi sự cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Rõ ràng rằng đại dịch đã thúc đẩy sự số hoá trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Theo HIMSS Future of Healthcare Report, 80% các công ty cung cấp giải pháp chăm sóc sức khoẻ có kế hoạch gia tăng đầu tư vào công nghệ và giải pháp số trong 5 năm tiếp theo. Chúng ta sẽ nhận thấy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực bao gồm điều trị từ xa (telemedicine), điều trị cá nhân hoá (personalized medicine), công nghệ gene (genomics), và sản phẩm thông minh cá nhân (wearables), cùng với các tổ chức phát huy sức mạnh trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, thực tế mở rộng (XR), và internet vạn vật (IoT) để phát triển và đưa đến các giải pháp điều trị và dịch vụ mới.
Dưới đây là các dự đoán từ Bernard Marr được đăng trên tạp chí Forbes cho 5 xu hướng lớn nhất sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ trong vòng 12 tháng sắp tới.
Chăm sóc sức khoẻ và điều trị từ xa
Trong suốt những tháng đầu tiên của đại dịch, tỷ lệ phần trăm tư vấn sức khoẻ thực hiện từ xa đã tăng vọt từ 0.1% lên đến 43.5%. Chuyên gia phân tích tại Deloitee nói rằng hầu hết chúng ta đều hài lòng với điều này và sẽ tiếp tục sử dụng các hình thức gặp gỡ ảo.
Lý do cho sự tăng trưởng này rất rõ ràng – nhưng ngay cả khi chúng ta không kể đến tình trạng mất cân bằng y tế do các bệnh truyền nhiễm, thì chúng ta cũng có rất nhiều lý do chính đáng để phát triển khả năng khám, chẩn đoán và điều trị bệnh từ xa. Tại các vùng và khu vực xa xôi thì rất thiếu bác sĩ, xu hướng này có tiềm năng cứu chữa được nhiều người nhờ mở rộng sự tiếp cận với điều trị y khoa.
Để làm được điều này, các công nghệ thiết bị thông minh mới được trang bị chức năng đo nhịp tim, căng thẳng (stress), nồng độ oxy máu, từ đó cho phép các chuyên viên sức khoẻ có thể theo dõi chính xác các dấu hiệu sinh tồn ngay tại thời gian thực. Đại dịch thậm chí còn giúp ra đời các trung tâm bệnh viện ảo nơi cơ sở hạ tầng truyền thông tập trung được sử dụng để theo dõi sự điều trị của một số lượng lớn bệnh nhân, đều ngay tại nhà của họ. Một hình thức nâng cao của ý tưởng này có thể nhìn thấy trong sự thử nghiệm “ER ảo” dưới sự phát triển của trung tâm điều trị cấp cứu Pennsylvania Center for Emergency Medicine.
Trong năm 2022 có khả năng chúng ta sẽ thấy các phương pháp được phát triển trong suốt đại dịch để đáp ứng điều trị các bệnh nhân một cách an toàn và từ xa được mở rộng đến các lĩnh vực khác trong ngành sức khoẻ, như là sức khoẻ tâm thần và cung cấp giải pháp chăm sóc liên tục tiếp theo cho các bệnh nhân đang hồi phục sau quá trình phẫu thuật hoặc các bệnh nặng. Robot và IoT sẽ tích hợp vào xu hướng này, và công nghệ thông minh (machine learning) sẽ cảnh báo cho chuyên viên khi các cảm biến phát hiện tình trạng cần phải can thiệp hoặc máy ghi hình chụp được cảnh người già bị té ngã trong nhà họ.
Điều trị từ xa có tiềm năng giúp cải thiện sự can thiệp sức khoẻ trong thế giới mà nửa dân số không thể tiếp cận được các dịch vụ thiết yếu (theo WHO). Nhưng điều này phụ thuộc vào sự chiến thắng niềm tin của cộng đồng – có vài tình huống mà nhiều người vẫn tin rằng sự tương tác trự tiếp với chuyên viên sức khoẻ là điều bắt buộc, vì vậy các đơn vị cung cấp giải pháp sức khoẻ cần phải cân nhắc khi triển khai dịch vụ
Thực tế mở rộng dành cho việc huấn luyện lâm sàng và điều trị
Thực tế mở rộng (XR) là một thuật ngữ lớn bao trùm thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), và thực tế hỗn hợp (MR). Tất cả đều liên quan đến bộ ống kính hoặc tai nghe làm thay đổi nhận thức của chúng ta về thế giới – hoặc là đặt chúng ta vào một môi trường ảo hoàn toàn (VR) hoặc đặt chồng lên các yếu tố ảo trên các hình ảnh thời gian thực của thế giới quan xung quanh ta (AR/MR). Tất cả đều tiềm năng có những ứng dụng biến đổi trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.
Bộ tai nghe thực tế ảo VR được dùng để huấn luyện bác sỹ nội khoa và bác sỹ ngoại khoa, cho phép họ làm quen với những công việc liên quan đến cơ thể con người nhưng không gây ra rủi ro cho bệnh nhân, hoặc đòi hỏi phải có tử thi y tế.
VR cũng được sử dụng trong điều trị. Nó có thể là một phần của liệu pháp, hoặc được dùng khi huấn luyện trẻ em tự kỷ gia nhập vào xã hội hoặc bắt chước các kỹ năng. Nó cũng được dùng để thúc đẩy liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) nhằm hỗ trợ các cơn đau mãn tính, sự lo lắng, và thậm chí tâm thần phân liệt, những bệnh lý mà việc điều trị phải được phát triển nhằm cho phép người bệnh phải vượt qua nỗi sợ và rối loạn thần kinh trong những môi trường an toàn và không gây nguy hại.
Số lượng ứng dụng AR trong lĩnh vực sức khoẻ sẽ tăng trưởng trong năm 2022. Ví dụ, hệ thống AccuVein được thiết kế để giúp các bác sỹ và y tá dễ dàng xác định vị trí các vein khi họ cần truyền bằng cách dò tìm các dấu hiệu nhiệt độ của dòng máy chảy và làm nổi bật chúng trên tay người bệnh. Hệ thống HoloLens của Microsoft được dùng trong các phòng chiếu phẫu thuật cho phép các bác sỹ nhận được thông tin thời gian thực về những gì họ nhìn thấy, cũng như chia sẻ góc nhìn của họ đến các chuyên viên hoặc sinh viên có thể đang theo dõi cuộc phẫu thuật.
Ứng dụng AR vào sức khoẻ cũng dành cho những người không phải chuyên gia y tế, như là cắt lớp địa lý ARD4EU được dùng để cung cấp các hướng dẫn tại thời gian thực đến các đơn vị công cộng có thiết bị khử rung tim gần nhất.
Thấu hiệu dữ liệu y khoa với trí tuệ nhân tạo AI và machine learning
Một ứng dụng cấp cao của AI trong lĩnh vực sức khoẻ, cũng như các ngành khác, đó là giúp diễn giải hợp lý một lượng thông tin rối rắm khổng lồ, những dữ liệu không có cấu trúc đang sẵn sàng để thu thập và phân tích. Trong lĩnh vực sức khoẻ, điều này có thể dưới dạng dữ liệu hình ảnh y tế - X quang, CT, và MRI, cũng như nhiều nguồn khác, bao gồm thông tin về sự lan truyền bệnh truyền nhiễm như covid, phân phối vaccines, dữ liệu bộ gene từ các tế bào sống, và ngay cả các ghi chú bằng tay của các bác sỹ.
Trong lĩnh vực y tế, các xu hướng hiện thời xung quanh việc sử dụng AI thường liên quan đến việc tăng cường hoặc gia tăng các kỹ năng cho các nhân viên. Ví dụ, các bác sỹ ngoại khoa làm việc với sự trợ giúp của AR, như đã đề cập trong phần trước, được tăng cường bởi tầm nhìn của máy tính – các camera có thể nhận ra rằng chúng đang nhìn thấy và chuyển tải thông tin. Một trường hợp sử dụng thiết yếu khác là tự động hoá liên hệ bệnh nhân ban đầu và phân đoạn để giúp giải phóng thời gian cho các bác sỹ thực hiện những công việc giá trị hơn. Các đơn vị cung ứng dịch vụ sức khoẻ từ xa như Babylon Health sử dụng AI chatbot, tận dụng sức mạnh xử lý ngôn ngữ tự nhiên, từ đó tập hợp thông tin về triệu chứng và các yêu cầu trực tiếp đến các chuyên viên sức khoẻ phù hợp.
Một lĩnh vực khác trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp bởi AI trong những năm sắp tới đó là trị liệu phòng ngừa. Khác với việc hướng về việc xử lý bệnh tật bằng cách đưa ra các liệu pháp trị liệu sau hàng loạt dữ kiện, liệu pháp phòng ngừa hướng tới việc dự đoán thời gian và vị trí mà bệnh tật có thể xảy ra và đưa ra các giải pháp tại chỗ trước khi nó xảy ra. Điều này bao gồm dự đoán sự bùng phát của các bệnh dễ lây lan sẽ xảy ra, tỷ lệ tái nhập viện, cũng như là nơi mà các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống, luyện tập thể chất, và môi trường có khả năng dẫn tới các vấn đề sức khoẻ trong những nhóm dân số khác nhau hoặc khu vực địa lý khác nhau (ví dụ, dự đoán tình trạng nghiện thuốc phiện trong cộng đồng, hoặc bệnh nhân tự gây hại cho bản thân sẽ có khả năng cố tự tử). AI giúp hiện thực hoá các công cụ có thể soi ra các hình mẫu trong số các tập dữ liệu khổng lồ hiệu quả hơn rất nhiều so với các quy trình phân tích truyền thống, dẫn đến những dự đoán chính xác hơn và cuối cùng là kết quả của bệnh nhân nhận được tốt hơn.
Bản sao số (digital twins) và mô phỏng
Bản sao số nhanh chóng trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, theo xu hướng liên quan đến việc tạo ra các mô hình chứa các dữ liệu thế giới thực mà có thể được sử dụng để mô phỏng bất kỳ hệ thống hay quy trình nào.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, xu hướng này bao trùm ý tưởng về “bệnh nhân ảo” – mô phỏng số về con người được dùng để thử nghiệm thuốc và điều trị, với mục tiêu giảm bớt thời gian để có loại thuốc mới từ giai đoạn thiết kế đến sử dụng chung. Ban đầu, điều này có lẽ giới hạn trong các mô hình hoặc mô phỏng của từng cơ quan hay hệ thống riêng lẻ. Tuy nhiên, sự phát triển sẽ hướng về các mô hình hiệu dụng có khả năng mô phỏng toàn diện cơ thể. Các nghiên cứu hiện thời gợi ý vẫn còn một vài khoảng cách để điều này trở thành khả thi, nhưng trong suốt 2022 chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy các bước tiến bộ mới hướng về mục tiêu này.
Bản sao số của các nội tạng và hệ thống cơ quan của con người là viễn cảnh gần hơn, và những điều này cho phép bác sỹ khám phá các bệnh khác nhau và thử nghiệm các liệu pháp trị liệu mà không gây ra các rủi ro nguy hiểm đến từng cá thể bệnh nhân trong khi giảm bớt được những thử nghiệm mắc mỏ trên người và động vật. Một ví dụ tuyệt vời đó là dự án Living Heart Project, ra mắt năm 2014 với mục đích là khai thác nguồn cung ứng cộng đồng để tạo ra một bản sao số nguồn mở tim người. Tương tự, dự án Neurotwin – một dự án thuộc European Union Pathfinder – mô hình hoá sự tương tác của các trường điện trong não bộ, được hi vọng sẽ mở ra một liệu pháp mới cho bệnh Alzheimer’s.
Tiềm năng giúp công nghiệp sức khoẻ tạo ra các phương pháp điều trị nhanh và giảm chi phí chính là lý do vì sao công nghệ bản sao số được xem là một torng những xu hướng công nghệ quan trọng nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ năm 2022.
Trị liệu cá nhân hoá và công nghệ gene
Một cách truyền thống, thuốc men và liệu pháp trị liệu được tạo ra trên cơ sở “one-size-fits-all” – “một kiểu cho tất cả”, với các thử nghiệm được thiết kế để tối ưu hoá hiệu năng với số lượng bệnh nhân nhiều nhất có thể và ít phản ứng phụ nguy hiểm nhất. Công nghệ mới, bao gồm công nghệ gene, AI, và bản sao số, cho phép thực hiện các phương pháp cá nhân hoá vượt bậc, kết quả đem đến những liệu pháp trị liệu hiệu quả như “may đo” đến mức độ từng cá nhân.
Ví dụ, trung tâm chăm sóc sức khoẻ Empa tại Thuỵ Điển sử dụng công nghệ AI và phần mềm mô hình hoá để dự đoán chính xác liều dùng thuốc giảm đau, bao gồm các thuốc phiện tổng hợp như fentanyl, cho từng bệnh nhân. Những công nghệ này có thể sẽ hiệu quả cao và tạo ra những thay đổi kỳ tích đối với những bệnh nhân đang bị đau mãn tính nhưng lại cực kỳ nguy hiểm nếu dùng quá liều.
Công ty dược phẩm Novo Nordisk đã thành lập một công ty sức khoẻ số Glooko để tạo ra các công cụ theo dõi bệnh nhân tiểu đường cá nhân hoá, giúp cung cấp các lời khuyên thiết kế riêng cho họ về chế độ ăn, tập thể dục, và quản lý bệnh, dựa trên nồng độ đường trong máu đọc được và những dữ liệu khác cụ thể.
Công nghệ gene – ngành nghiên cứu về gene, và, gần đây sử dụng công nghệ để giải mã bộ gene của từng cá nhân (cấu trúc DNA của sinh vật, như người) – thì đặc biệt hiệu quả đối với việc tạo ra các phương thuốc cá nhân hoá. Điều này dẫn tới những liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm ung thư, viêm khớp và bệnh Alzheimer’s. Nutrigenomics là một nhánh của công nghệ gene, được kỳ vọng sẽ được đầu tư đáng kể để phát triển trong năm 2022 – lĩnh vực này liên quan đến việt thiết kế chuyên biệt các kế hoạch ăn kiêng tập trung cho sức khoẻ dựa trên các yếu tố di truyền khác nhau.
Nguồn tham khảo
Comments